Giảm Amoni trong nước thải chế biến thủy sản

Làm Sao Để Giảm Amoni trong nước thải thủy sản

Giảm Amoni (NH4+/NH3) trong nước thải thủy sản, là vấn đề rất được quan tâm. Trong nhiều hệ thống như xử lý nước thải cao su, nước thải Thủy sản, nước thải sinh hoạt amoni cao và rất khó xử lý.

Amoni là gì?

Amoni (NH4+/NH3) là hợp chất được tạo thành từ hai loại khí: Nitơ (N) và Hydro (H). Nó không màu và có mùi riêng biệt. Amoni được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. 

Còn trong nông nghiệp, nó được dùng làm phân bón. Nó cũng được sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhiều ngành công nghiệp khác. Tất cả các ngành công nghiệp này sản sinh ra nước thải có chứa nồng độ Amoni do sử dụng trong quá trình sản xuất. Một số dạng của Amoni độc hại đối với môi trường.

Amoni làm gì trong nước thải?

Khi Amoni phản ứng với nước, nó tạo thành một bazơ yếu (pH> 7). Có hai loại của hợp chất này tồn tại trong nước: NH4 ion hóa (Ammonium) và NH3 không ion hóa (Amonia). NH3 không ion hóa là dạng độc hại. Nói chung, khi pH tăng lên, trạng thái cân bằng sẽ chuyển sang một lượng NH3 độc hại.

Một phân tử Amoni phản ứng với một phân tử nước để tạo thành một ion amoni và ion hydroxyl. Khi pH tăng lên, phản ứng di chuyển nhiều hơn sang trái, và lượng Amonia độc hại tăng lên. Nồng độ Amonia (NH3) dao động từ 0,5 ppm đến 23 ppm là độc hại đối với các sinh vật thủy sinh, tôm, cá…

  • NH3 + H2O ↔ NH4 + OH

Amoni bị phân hủy bởi các sinh vật hiếu khí để tạo thành nitrat (NO3) trong một quy trình hai bước:

  • 2NH4 + 3O2 → 2 NO2- + 2H2O + 4H+
  • 2NO2- + O2 → 2NO3-

Amonia cũng có thể làm công việc xử lý nước thải trở nên khó khăn bằng việc hòa trộn với các kim loại được tập trung trong nước thải, làm cho kim loại khó bị loại bỏ.

Làm thế nào để xử lý Amonia trong nước thải?

Có rất nhiều phương pháp để loại bỏ Amonia/ Amonium từ nước thải. Một số phương pháp phổ biến được liệt kê ở đây:

  • Phương pháp trao đổi Ion: Phương pháp này phù hợp với các loaị hình nước thải có lưu lượng thấp. 
  • Bể sinh học truyền thống: Có thể áp dụng công nghệ AO hoặc AAO để xử lý NH3. Tại bể hiếu khí nên bổ sung thêm chủng Nitrat hóa dị dưỡng như Bacillus, Pseudomonas để vừa Nitrat hóa vừa khử Nitrat.
  • Bể MBBR: Công nghệ MBRR được sử dụng trước bể hiếu khí truyền thống. Mục đích tăng diện tích bám dính cho vi sinh tránh hiện tượng trôi vi sinh ra ngoài. Giá thể bánh xe hoặc biochip được sử dụng phổ biến và rất có ích trong loại bỏ NH3.

vi khuẩn nitrat hóa nitrosomonas europaea trong ao tôm

 

Bổ sung vi sinh gì để Nitrat hóa giảm NH3

  • Trong bể hiếu khí nên bổ sung thêm chủng Nitrat hóa dị dưỡng là Pseudomonas. Chủng vi khuẩn này thích nghi và tăng sinh khối rất mạnh. Từ đó, chúng hấp thụ NH3 để tổng hợp sinh khối và giảm NH3 trong nước thải. 
  • Sản phẩm phù hợp là Vi sinh khử Nitơ Quick Start của Proventus Bioscience. Trong sản phẩm này có chứ 5 loại vi khuẩn và mật độ rất cao 10 tỷ vi khuẩn/gram. Liều lượng sử dụng từ 5-10gram/m3 cho hệ thống dưới 300m3/ngày. Hệ thống >300m3/ngày có thể dùng liều từ 2-5m3/ngày. Thời gian nuôi cấy vi sinh từ 3-7 ngày vi sinh sẽ thích nghi và tăng hiệu suất xử lý NH3.
  • Sản phẩm này đã được chứng minh loại bỏ một lượng đáng kể amonia, nitrat, nitrit và các chất thải nitơ hữu cơ khác và sự có của chỉ số BOD cao. Thường xuyên sử dụng sản phẩm sẽ loại bỏ mùi amonia mạnh từ môi trường

vi sinh xử lý amoni nitơ

 

FLASH CT Đại diện hãng PROVENTUS BIOSCIENCE tại Việt Nam

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.