trãi nghiệm nuôi cấy vi sinh nước thải xi mạ; nước thải xi mạ

Trải Nghiệm Nuôi Vi Sinh Cho Nước Thải Xi Mạ

Trải nghiệm nuôi vi sinh cho nước thải xi mạ

Ngày trước mình có làm hệ thống xử lý nước thải xi mạ, hệ thống cũng nhỏ thôi, một cái 7m3/ngày và 1 cái 25m3/ngày.

Hệ thống xử lý nước thải xi mạ 7m3

Hệ thống này có hóa chất tẩy rửa bề mặt của sản phẩm chậu rửa Inox dùng trong gia đình. Họ xử lý bề mặt bằng Axit và Xút để làm sạch, rất độc hại và nước thải hầu như khó trung hòa pH. Do đó vi sinh nuôi chết hoài không lên nổi, phải bổ sung vi sinh liên tục và bùn hoạt tính. Lượng bùn trong quá trình hóa lý nhiều vô kể, hệ thống 7m3 mà lượng bùn ra khoảng 30-40kg/ngày. Sân phơi đến mùa mưa là liên tục quá tải do bùn không khô được.

Công nghệ hóa lý 2 bậc để loại bỏ kim loại nặng trong nước và bể vi sinh hiếu khí phía sau kèm theo lọc áp lực. Vận hành đủ kiểu khoảng hơn 5 tháng mới xong để bàn giao, bây giờ nghe lại vẫn thấy sợ khi nói đến hệ thống này. Nhiều công nhân làm tại đây lâu năm mắc bệnh nghề nghiệp do không sử dụng đồ bảo hộ đúng cách.

Hệ thống xử lý nước thải xi mạ 25m3

Hệ thống còn lại thì đỡ hơn, nồng độ COD khoảng dưới 2.000mg/L kèm theo kim loại. Chỗ này họ sản xuất các chậu hoa bằng tôn mạ kẽm, sau đó họ dùng các chất tẩy rửa để làm sạch, sáng sản phẩm. Nhưng cũng như lần trước chạy hóa lý các chỉ tiêu khác đã đạt chỉ có chỉ tiêu COD khoảng 200mg/L là cứ đứng im không xuống hơn, buộc phải chạy vi sinh.

Ngày trước không biết về nuôi cấy vi sinh nên nuôi 10 lần thì được 4-5 lần là vi sinh lên tốt. Còn lại toàn phải để người vận hành bổ sung vi sinh và bùn hoạt tính liên tục làm chi phí phát sinh nhiều. Công trình này cũng vận hành hết gần một năm mới bàn giao được, do đến giai đoạn nhà máy không có đơn hàng nên không có nước để vận hành, khổ nhất là anh em vận hành cứ ngày nào cũng chạy Bình Dương – HCM và ngược lại.

xử lý nước thải xi mạ

Kinh nghiệm xử lý nước thải xi mạ

Sau 2 lần cay đắng, mình rút kinh nghiệm là nếu muốn làm tốt thì phải khảo sát lấy mẫu kiểm tra vài lần để đánh giá khách quan nhất. Lần trước lấy mẫu 1 lần vào mùa mưa nước thải bị pha loãng và thời điểm nhà máy ít sản xuất nên nước thải tương đối ô nhiễm tương đối thấp. Khi vận hành không được lấy mẫu kiểm tra thì kết quả gấp ban đầu vài lần đến chục lần làm cho vận hành khó khăn muốn bỏ cuộc giữa chừng.

Từ những hệ thống đó mà mình cũng đã rút được cho bản thân nhiều kinh nghiệm trong vận hành hệ thống xử lý nước thải xi mạ, nhờ đó mà mình đã tư vấn cho khách nuôi thành công vi sinh cho hệ thống nước thải của Isuzu.

Vi sinh mình đã dùng cho nhà máy Isuzu là vi sinh tùy nghi Envirozyme 2.o của Canada và vi sinh hiếu khí WWT của Anh Quốc.


Xem thêm:

Nên dùng vi sinh dạng lỏng hay dạng bột
Vi sinh xử lý nước thải Envirozyme 2.0 
Trãi nghiệm nuôi vi sinh cho nước thải xi mạ
Xử lý sinh học nước thải giấy

 

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.