Quy Trình Xử Lý Nước Thải

Quy trình xử lý nước thải là quy trình chuyển nước thải thành nước sạch. Nước thải có thể quay trở lại tái sử dụng trực tiếp vào sản xuất. Quá trình xử lý diễn ra tại hệ thống xử lý nước thải

Hai quy trình xử lý nước thải chính:

Có hai quy trình xử lý nước thải chính là quy trình hóa lý và quy trình sinh học. Quy trình hóa lý sử dụng các phản ứng hóa học cũng như các quy trình vật lý để xử lý nước thải. Quá trình hóa lý có thể là phản ứng keo tụ tạo bông, Tuyển nổi.

Quy trình sinh học sử dụng các quá trình vi sinh hiêu khí, thiếu khí và kỵ khí để phân hủy chất thải. Giải pháp xử lý sinh học được áp dụng phổ biến trên 90% trong các HTXLNT. Đối với nước thải từ các ngành công nghiệp có COD cao, áp dụng cả 2 phương pháp trên để xử lý nước thải.

Các bước trong quy trình xử lý nước thải:

1. Thu gom nước thải

Đây là bước đầu tiên trong quá trình xử lý nước thải. Các bể thu gom được được lắp đặt tại các nguồn phát sinh nước thải. Chủ doanh nghiệp để đảm bảo rằng tất cả nước thải được thu gom và bơm về hệ thống xử lý. Việc vận chuyển nước thải được thực hiện bằng các trạm bơm.

2. Kiểm soát mùi hôi

Tại hệ thống xử lý, kiểm soát mùi rất quan trọng. Nước thải chứa rất nhiều chất dơ bẩn gây ra mùi hôi theo thời gian. Để đảm bảo rằng các khu vực xung quanh không có mùi hôi. Các khu vực có mùi được thu gom và xử lý bằng cách sử dụng hóa chất hoặc vi sinh khử mùi để giảm mùi hôi. Đây là quy trình xử lý nước thải đầu tiên và quan trọng.

3. Lược rác

Đây là bước tiếp theo trong quy trình xử lý nước thải. Việc lược rác bao gồm việc tách các vật lớn như tã giấy, giẻ rách…có thể làm hỏng thiết bị. Nếu không thực hiện bước này, các máy móc và thiết bị có thể bị vấn đề liên tục. Các bơm chìm có khả năng cắt các chất rắn có kích thước nhất định, nhưng không phải là tất cả. Một số trường hợp máy bơm bị nghẹt giấy vệ sinh khiến cháy bơm. Việc sửa chữa rất tốn kém thời gian và chi phí.

Ngày nay các thiết bị lược rác cơ học đơn giản như trống quay, màng lọc dây nêm rất phổ biến. Chúng ta nên lắp đặt 1 thiết bị như vậy trong HTXLNT của mình. Các chất thải rắn được tách ra từ nước thải sau đó được vận chuyển và thải ra bãi chôn lấp.

4. Xử lý sơ cấp

Giảm amoni cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạtQuy trình này liên quan đến việc tách chất rắn sinh học khỏi nước thải. Việc xử lý sơ cấp được thực hiện tại bể lắng. Đối với các công trình lớn có diện tích xây dựng, việc áp dụng bể lắng sơ cấp (lắng ngang hoặc lắng đứng) giúp loại bỏ lượng lớn Tss. Khi Tss được tách ra khỏi nước thì COD trong nước cũng sẽ giảm đáng kể. Giúp các bể sinh học phía sau vận hành tốt hơn.

5. Quá trình xử lý sinh học

Còn được gọi là quy trình sinh học. Các bể sinh học kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí được lắp đặt nối tiếp nhau. Các chủng vi sinh phù hợp sẽ được bổ sung vào để tăng tốc quá trình khởi động hệ thống. Quá trình này tạo ra một lượng sinh khối lớn, sinh khối này còn được gọi là bùn hoạt tính. Hiệu quả của cụm bể sinh học quyết định 95% khả năng xử lý nước thải. Vì nó là công đoạn chính nên việc vận hành nó đòi hỏi phải có những kỹ thuật nhất định và tương đối khó.

6. Bể lắng sinh học

Tại bể lắng, các bông bùn sẽ được tách ra khỏi nước sau xử lý. Bùn lắng này có thể được tuần hoàn để bổ sung lượng bùn trôi ra từ các bể. Thông thường bể lắng vận hành tốt sẽ không có hiện tượng bùn nổi. Nếu có bùn nổi thì nên xác định rõ nguyên nhân nổi bùn do vi khuẩn sợi, quá trình khử Nitrat hay bông bùn nhẹ khó lắng…Các giải pháp phù hợp sẽ được đưa ra để bể lắng vận hành trơn tru.

3 trường hợp bùn nổi bể lắng
7. Xử lý bậc cao

Do một số nhu cầu tái sử dụng nước tại các nhà máy lớn. Lượng nước sau xử lý sẽ được tái sử dụng, giải pháp cho việc này là lắp đặt thêm hệ thống lọc nước công nghiệp. Giải pháp lọc nước này có khả năng lọc được 99% cặn, vi khuẩn ra khỏi nước. Các màng MBR, UF, RO thường được sử dụng trong giai đoạn này.

Chất lượng nước thải đầu ra giờ đây gần với chất lượng nước uống. Không may là quá trình này có khá đắt tiền vì đòi hỏi thiết bị đặc biệt. Người vận hành thiết bị được đào tạo tốt và có tay nghề cao, nguồn cung hóa chất và điện năng ổn định.

8. Khử trùng

Sau giai đoạn xử lý sơ cấp và xử lý thứ cấp, vẫn có một số các vi khuẩn gây bệnh trong nước. Để loại bỏ chúng, nước thải phải được khử trùng trong ít nhất 20-25 phút trong bể chứa hỗn hợp chlorine và natri hypochlorite. Quá trình khử trùng là một phần không tách rời của quá trình xử lý bởi vì nó bảo vệ sức khoẻ của động vật và người dân địa phương sử dụng nước cho các mục đích khác. Nước thải đã qua xử lý sau đó được thải ra môi trường.

9. Xử lý bùn

Bùn thải được thu gom về bể chứa bùn trong quá trình xử lý nước thải. Quá trình này có thể mất nhiều giờ để bùn lắng nén tách nước. Nước sau lắng nén được thu gom và đưa trở lại bể điều hòa để xử lý lại. Bùn thải sau đó được xử lý và có thể được sử dụng cho nông nghiệp.

Quá trình xử lý nước thải đảm bảo rằng môi trường được giữ sạch sẽ, không có ô nhiễm nguồn nước và môi trường.

Xem thêm:

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.