nuoi-cay-vi-sinh-IMWT-cho-nuoc-thai-sinh-hoat

Bể hiếu khí bị sự cố, phải làm sao?

Bỗng dưng một ngày bạn đến hệ thống và phát hiện rằng bể hiếu khí bị sự cố như nổi bọt, bùn giảm nhanh chóng, nước đục và bùn khó lắng… Phải làm sao?

Đó là những dấu hiệu cho thấy bể hiếu khí bị sự cố sốc hệ thống. Bài viết bàn về trường hợp bể hiếu khí bị sự cố sốc tải do lưu lượng tăng đột biến.

bọt nổi nhiều ở bể aerotank

Bọt nổi ở bể hiếu khí

Xem thêm: Xác định 4 loại bọt nổi nhiều ở bể aerotank

1. Bể hiếu khí bị sự cố thường gặp

Lưu lượng nước thải tăng đột biến khi sản xuất vào mùa cao điểm. Khi các nhà máy vệ sinh máy móc thiết bị, vệ sinh hệ thống XLNT. Nước thải tăng đột biến sẽ dẫn đến việc thời gian lưu bùn bị giảm, bùn trôi ra khỏi hệ thống. Điều này khiến mật độ vi sinh bị giảm từ đó giảm khả năng xử lý của hệ thống.

Ngoài ra, lưu lượng tăng đột biến làm hệ thống phải xử lý nhiều nước thải hơn trong thời gian ngắn hơn. Khi nước thải tăng lên, mật độ vi sinh giảm như vậy là cơ chất đang quá nhiều. Cơ chất quá nhiều gây ức chế ngược lại vi sinh hoặc khiến chúng chết làm vỡ tế bào. Tế bào vỡ gây tái ô nhiễm và một phần nguyên nhân gây nổi bọt. 

Khi tế bào chết nước sẽ trở nên đục hơn, thậm chí đục hơn nước đầu vào. Để càng lâu không có biện pháp xử lý thì bùn càng giảm. Bùn bám lên bọt trôi dần ra ngoài và sau khoảng 3-5 ngày bể hiếu khí sẽ gần hết bùn.

kiểm tra bùn vi sinh màu nâu nhạt bùn non

2. Khắc phục bể hiếu khí bị sự cố do lưu lượng nước thải tăng đột biến

Bước 1: Giảm lưu lượng bơm nước qua bể hiếu khí

Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải tiến hành giảm lưu lượng bơm nước qua bể hiếu khí bằng cách tăng lưu lượng nước tuần hoàn về bể điều hòa. Việc làm này sẽ giảm lượng bùn hiếu khí trôi ra ngoài và giữ những vi sinh còn lại trong bể.

Bước 2: Kịp thời bổ sung vi sinh hiếu khí vào hệ thống

Bổ sung men vi sinh trong trường hợp này sẽ giúp tăng mật độ vi sinh trong bể hiếu khí. Nhanh chóng bù đắp lượng vi sinh hao hụt, đồng nghĩa tăng khả năng phân hủy chất ô nhiễm. Việc bổ sung men vi sinh sẽ cần thời gian nhanh nhất từ 1-2 ngày để mật độ vi sinh tăng đủ nhiều và phục hồi hệ thống.

Vi sinh bạn nên bổ sung là vi sinh hiếu khí, hoặc vi sinh tùy nghi. Vi sinh thường được dùng để cấp cứu hệ thống là vi sinh hiếu khí IMWT của Canada. Liều lượng dùng cho cấp cứu từ 5-10gram/m3 nước thải. Cấy liên tục trong 2-3 ngày vi sinh sẽ phục hồi lại. Trong trường hợp nổi bọt bể hiếu khí pH có thể giảm, lúc này cần tăng cường soda, NaOH để giữ ổn định pH.

men vi sinh hiếu khí xử lý BOD COD Tss nước thải

Bước 3: Kiểm tra SV30 hằng ngày

Kiểm tra SV30 hàng ngày, khi SV30 đã tăng lên, nước đầu ra trong và mùi hôi giảm thì tăng tải từ từ cho hệ thống. Tải lượng có thể tăng 20-30% 1 ngày.

Duy trì việc kiểm tra như vậy cho đến khi hệ thống được phục hồi hoàn toàn. Nếu trong khoảng 3 ngày mà vấn đề chưa giải quyết được thì bạn nên liên hệ với Flash. 

Bài chi tiết: Cách đọc kết quả mẫu nước SV30


Bài liên quan:

Tính chất của nước thải ngành chế biến thực phẩm
Quá trình sản xuất cao su tự nhiên (Phần 1/2)
Quá trình sản xuất cao su tự nhiên (Phần 2/2)
3 bước khử mùi hôi nước thải nhờ vi khuẩn và than hoạt tính ở Úc

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.