H2S-thu-pham-chinh-gay-mui-hoi-bai-rac

H2S – Thủ Phạm Chính Gây Mùi Hôi Bãi Rác?

H2S – thủ phạm chính gây mùi hôi bãi rác?

Mùi hôi bãi rác gây khó chịu cho người dân xung quanh chủ yếu bởi khí H2S. Đặc trưng của loại khí này là có mùi trứng thối. Tuy nhiên, ít người biết rằng lượng khí độc và gây mùi hôi này lại chiếm thành phần rất nhỏ trong hỗn hợp khí bãi rác.

H2S gây mùi hôi bãi rác ở nồng độ bao nhiêu?

xu-ly-mui-hoi-bai-racNồng độ H2S thông thường là khoảng 35 ppm. Nay khi ở nồng độ rất thấp (0,1 – 1 ppm), chúng đã gây mùi khó chịu. Bãi rác chôn lấp thường thoát ra nhiều khí. Ở Việt Nam hầu hết đều là các bãi chôn lấp hở, phát sinh một lượng khí lớn và gây mùi hôi cho không khí. 

Các bãi chôn lấp có thể tạo ra khí trong 30 đến 50 năm sau khi chúng ngừng nhận chất thải. Lượng khí được sản xuất là một hàm số của lượng chất thải, hàm lượng chất hữu cơ của chất thải, cũng như các điều kiện khí hậu trong bãi rác; nhiệt độ, độ ẩm và lượng oxy.

Các thành phần của mùi hôi bãi rác

Mùi của khí bãi rác là một hỗn hợp phức tạp từ 200 khí trở lên. Khoảng 95 đến 98 % là khí mêtan và carbon dioxide, cả hai đều không mùi. Các hợp chất vi lượng khác (2 – 5%) là nguyên nhân gây mùi trong khí sinh ra từ bãi rác: este, phenol, axit hữu cơ, dung môi và hợp chất lưu huỳnh. Đáng kể nhất là H2S, được sản xuất tại bãi rác khi vi khuẩn khử sulfate tiêu thụ và chuyển hóa sulfate. Lượng H2S mà một bãi rác sẽ phát ra là một hàm của lượng sunfat lắng đọng tại đây. Các bãi chôn lấp điển hình có nồng độ H2S khoảng 35 ppm.

Bốn giai đoạn sinh khí của bãi rác

Khí thải được sản xuất bởi sự phân hủy kỵ khí chất thải. Vi khuẩn kỵ khí phân hủy vật chất hữu cơ thành các axit hữu cơ đơn giản hơn, cuối cùng được chuyển đổi thành metan và carbon dioxide. Quá trình này được khái quát trong bốn giai đoạn.

1. Giai đoạn I: phân hủy ban đầu chất thải hữu cơ khi có oxy.

Vi khuẩn hiếu khí tiêu thụ oxy và phá vỡ carbohydrate phức tạp, protein và lipid của chất thải hữu cơ. Quá trình này tạo ra carbon dioxide. Khoảng thời gian cho giai đoạn một phụ thuộc vào lượng Oxy hiện có. Có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng.

2. Giai đoạn II: phân hủy kỵ khí.

Quá trình phân hủy giai đoạn II bắt đầu khi vi khuẩn hiếu khí đã sử dụng hết khí oxy. Vi khuẩn kỵ khí biến các hợp chất do vi khuẩn hiếu khí tạo thành thành axit và rượu, tạo ra môi trường axit trong các bãi rác; carbon dioxide và khí hydro được sản xuất từ ​​giai đoạn này.

3. Giai đoạn III:  hình thành acetate.

Acetat được tạo ra bởi một số vi khuẩn kỵ khí tiêu thụ các axit được tạo ra trong giai đoạn II. Quá trình này vô hiệu hóa lượng axit của giai đoạn II và vi khuẩn sinh mêtan (methanogen) bắt đầu hình thành.

4. Giai đoạn IV:  hình thành acetate.

Giai đoạn IV, là một trạng thái sản xuất ổn định và khi sinh ra dùng làm khí đốt; đây là loại khí  điển hình. Thành phần khí bãi chôn lấp điển hình là 45 đến 58% metan và 32 đến 45% carbon dioxide. Trong đó, nồng độ H2S có thể dao động từ 10 đến 200 ppm.

Làm thế nào để xử lý  mùi hôi bãi rác?

xu-ly-mui-bai-rac-bang-vi-sinh-odour-control-plusCác vi sinh vật trong Odour Control Plus là hợp chất khử mùi hiệu quả, kể cả mùi H2S.

Odour Control Plus chứa vi khuẩn, enzyme và tinh dầu hữu cơ giúp khử mùi sau 15-20′ sau khi phun.

Chúng xử lý hiệu quả nhờ tiết ra enzyme bẻ gãy bào tử mùi và phân hủy chúng. Mùi hôi do đó mà bị loại bỏ khỏi bãi rác. Ngoài ra, các enzyme này còn giúp cắt các mạch hydro cacbon dài, khó phân hủy, hỗ trợ xử lý chất ô nhiễm trong bãi rác.

 


Xem thêm:

Xử Lý Mùi Hôi Bãi Rác Như Thế Nào?

Xử Lý Mùi Hôi Ở Nhà Máy Xử Lý Nước Thải Bằng Cách Nào?

 

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.