vi sinh nitrat hóa, vi sinh xử lý amoni và nitơ Quick Start

Giảm amoni cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Giảm amoni cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt luôn được biết đến với hàm lượng amoni cao. Nguồn amoni từ nước thải và chất hoạt động bề mặt từ sản phẩm tẩy rửa hàng ngày. Sử dụng phương pháp khử hóa học khả năng cao khiến hệ thống bị tăng TSS, BOD, COD. Vì vậy nitrat hoá sinh học đang trở thành giải pháp hàng đầu để giảm amoni trong nước thải sinh hoạt.

Quá trình Nitrat hóa để giảm amoni trong nước thải là gì?

Nitrat hóa sinh học là quá trình chuyển hóa amoni thành nitrat bằng cách sử dụng vi khuẩn hiếu khí. Nitrat hóa thực chất là 1 quá trình 2 bước loại bỏ amoni bằng hai loại vi khuẩn dị dưỡng khác nhau. Vi khuẩn Pseudomonas và vi khuẩn Bacillus oxy hóa amoni thành nitrit, sau đó oxy hóa nitrit thành nitrat ít độc hại hơn.

Các chủng này có trong sản phẩm men vi sinh xử lý amoni Quick Startvi sinh Pond Start

Điều kiện để thực hiện Nitrat hoá

Cả hai loại vi khuẩn dị dưỡng đều yêu cầu điều kiện để phát huy 100% tác dụng. Bạn có thể xem thêm bài viết “Điều kiện để xử lý amoni bằng phương pháp sinh học” để biết cụ thể về các điều kiện này. Một yếu tố khác cần được xem xét là mất độ kiềm. Có thể cần thêm độ kiềm dưới dạng natri hydroxit hoặc các hóa chất khác.

Một số cách giảm amoni phổ biến nhất

Bể hiếu khí Aerotank truyền thống

xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Phương pháp thông thường là dùng bể hiếu khí Aerotank để xử lý Amoni. Quá trình chuyển đổi amoni xảy ra trong môi trường hiếu khí. Thời gian cần thiết cho quá trình nitrat hóa lâu hơn so với loại bỏ BOD. Vì vậy, phải duy trì độ kiềm trong nước và pH ổn định để quá trình Nitrat hóa hiệu quả.

Trong quá trình Nitrat hóa có trường hợp pH nước sẽ giảm sâu tới 5, pH này bể sẽ bị nổi bột nhiều. Vì vậy, việc bổ sung kiềm là điều cần thiết.

Bể sinh học SBR xử lý dạng mẻ

Quy trình SBR có quy trình gần giống với các quy trình xử lý bùn hoạt tính thông thường. Sự khác biệt cơ bản là thời gian lưu nước và bùn hoạt tính lâu hơn. Thời gian lưu nước thường khoảng 12 giờ. Thời gian lưu bùn trung bình là hơn 20 ngày. Nhờ vậy bể SBR thực hiện quá nitrat hóa sinh học rất cao.

Bể sinh học SBR có nhược điểm là xử lý Nitrat không tốt, dẫn đến Ni tơ tổng đầu ra của hệ thống vượt. Trường hợp của bên nước thải thủy sản, khi Amoni được chuyển qua hết Nitrat thì Nitrat lại không đạt đầu ra. Điều này sẽ cần phải điều chỉnh thời gian của quá trình khuấy trộn khử NO3.

Giảm amoni cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

 

Bất lợi chính là kích thước và chi phí của các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật cao. Do đó, chỉ các hệ thống lớn mới nên xem xét sử dụng bể SBR.

Bể xử lý MBR

Bể xử lý MBR tương tự như quy trình bùn hoạt tính. Trừ 1 điểm là quá trình sục khí và làm sạch diễn ra trong cùng một bể với sự trợ giúp của màng MBR. Ưu điểm chính của quy trình xử lý SBR là kích thước nhỏ gọn. Bằng cách kết hợp các bể sục khí và bể lắng vào một bể phản ứng, diện tích cần thiết cho SBR ít hơn so với 2 phương pháp trên.

Nếu nhân viên vận hành không thành thạo, quá trình loại bỏ amoni có thể không còn hiệu quả. Vấn đề lớn nhất của màng MBR là việc rửa màng tránh bị tắc màng. Chẳng ai muốn cứ 1 tuần phải rửa màng 1 lần rất mất thời gian.

Lựa chọn men vi sinh giảm amoni Quick start, cấy bể hiếu khí với liều lượng 5-10gram/m3 để bổ sung chủng Nitrat hóa. Đây là sự kết hợp không thể thiếu trong quá trình xử lý Amoni. Vi sinh Quick Start là sản phẩm của hàng Proventus Bioscience Canada.

men vi sinh hiếu khí xử lý amoni nitơ quick start

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.