cach van hanh ho sinh hoc

Cách vận hành hồ hiếu khí hiệu quả nhất

Cách vận hành hồ hiếu khí hiệu quả nhất

Hồ hiếu khí là một phần của hệ thống xử lý nước thải sinh học. Thông thường chúng ta hay tập trung vào xử lý các vấn đề của bể hiếu khí, bùn hoạt tính,… mà quên mất hồ hiếu khí cũng góp phần không nhỏ vào hệ thống. Vậy đâu là cách vận hành hồ hiếu khí hiệu quả nhất?

 

cach van hanh ho sinh hoc

 

Hồ sinh học hiếu khí là gì?

 

Hồ sinh học dùng để xử lý những nguồn thải thứ cấp với cơ chế phân hủy các chất hữu cơ một cách tự nhiên bởi vi sinh hiếu khí.

Các hoạt động diễn ra trong hồ sinh học là kết quả của sự cộng sinh phức tạp giữa nấm và tảo, giúp ổn định dòng nước và làm giảm các vi sinh vật gây bệnh. Quá trình này cũng tương tự như quá trình tự làm sạch ở sông hồ tự nhiên.

Các hồ sinh học có thể là hồ tự nhiên, nhân tạo, hồ đơn hoặc thường kết hợp nhiều phương pháp xử lý khác.

Các loại hồ hiếu khí

 

Hồ hiếu khí thông thường (Aerobic Flow Through Lagoon). Đây là loại hồ phổ biến và phù hợp với hầu hết hệ thống. Do đó Flash sẽ chia sẻ thêm về các thông số để bạn có thể vận hành đạt hiệu quả cao.

Hồ hiếu khí có tuần hoàn bùn (Aerobic Lagoon with Solid Recycling). Đây là loại hồ hỗ trợ quá trình bùn hoạt tính. 

Hồ hiếu khí làm thoáng tự nhiên (Aerobic High Rate Lagoon). Quang hợp là yếu tố chính cung cấp oxy trong ao, hồ.

Hồ tùy nghi (Aerobic – anaerobic Lagoon). Hồ có chế độ vận hành nối tiếp hoặc song song, ứng dụng cả quá trình hiếu khí và kỵ khí.

 

cach van hanh ho sinh hoc

 

Cách vận hành hồ hiếu khí hiệu quả

Để vận hành hồ hiếu khí hiệu quả, dễ dàng hơn, bạn hãy lưu ý các thông số dưới đây. Mỗi hệ thống sẽ có chênh lệch nhỏ về các giá trị, bạn hãy kết hợp quan sát và kiểm tra thường xuyên để điều chỉnh cho phù hợp.

  • Tải trọng hữu cơ: 70 – 180 kg BOD/ha mỗi ngày. Nếu vượt quá 180, hồ sẽ bị sốc tải dễ dàng gây nên hiện tượng phú dưỡng.

  • Thời gian lưu nước: 3 – 6 ngày

  • Độ sâu: 2- 5 m

  • TSS (tổng chất rắn lơ lửng): 100 – 400 mg/L

  • VSS/TSS (tỷ số giữa Chất rắn lơ lửng bay hơi và Tổng chất rắn lơ lửng: 70-80

  • SRT (Thời gian lưu bùn): 3 – 6 ngày

  • Hằng số tốc độ khử BOD, k: 0,5 – 1,5 ngày-1

  • Chế độ khuấy trộn từng phần

  • Năng lượng tối thiểu: 5 – 8 kW/10^3 m3

Với những thông tin này, Flash hi vọng sẽ giúp cải thiện hệ thống xử lý nước thải của bạn, mang lại hiệu quả tốt hơn.

* Tài liệu về thông số được trích dẫn từ “Sổ tay hướng dẫn thiết kế các công trình xử lý sinh học” – Bùi Xuân Thành – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM

 

Xem thêm: Tại sao phải rửa màng MBR bằng hoá chất

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.