Bùn vi sinh kỵ khí là gì và cách sử dụng?

Bùn vi sinh kỵ khí là gì và cách sử dụng? 

Quá trình phân hủy kỵ khí được thực hiện bởi các vi khuẩn trong điều kiện không có oxy. Thông thường quá trình được áp dụng khi trong nước chứa nhiều chất thải công nghiệp hàm lượng chất rắn cao. Để quá trình này diễn ra hiệu quả hơn, bùn vi sinh kỵ khí được đưa vào hệ thống.

Bùn vi sinh kỵ khí là gì?

Đây là bùn chứa các vi sinh vật kỵ khí đã tăng sinh khối, được đưa vào bể UASB để xử lý các chất thải có nồng độ chất rắn, chất ô nhiễm cao. Bùn kỵ khí có màu đen và dễ dàng chuyển đổi chất hữu cơ thành khí metan để hoàn thiện giai đoạn kỵ khí.

Người ta phân làm hai loại bùn chính: 

  • Bùn kỵ khí lơ lửng, áp dụng cho hệ thống phản ứng dòng chảy tiếp xúc. Để bùn tiếp xúc, cần có máy khuấy trộn tạo thành dòng chảy lơ lửng trong bể kỵ khí.
  • Bùn dạng hạt dành cho hệ thống dòng chảy ngược UASB. Bông bùn càng to, hạt càng lớn thì tốc độ lắng nhanh và vi sinh phát triển tốt.

Điều kiện lý tưởng cho vi sinh trong bùn kỵ khí hoạt động là pH 6.5 – 7.5. Quá trình phân hủy kỵ khí tối ưu xảy ra trong khoảng từ 30 đến 38 độ C. 

Các giai đoạn của quá trình phân hủy kỵ khí

Quá trình phân hủy kỵ khí diễn ra theo ba giai đoạn. 

Giai đoạn đầu tiên liên quan đến hóa lỏng chất rắn trong bùn. Quá trình này được gọi là thủy phân.

Giai đoạn thứ hai là phân hủy các chất rắn hòa tan được tạo ra từ giai đoạn trước. Quá trình này được thực hiện ở cấp độ phân tử bởi axit (chủ yếu là axit axetic, propionic và axit butyric, v.v.). Các vi khuẩn tham gia vào giai đoạn này là các anaerobes dị dưỡng. Chúng thuộc nhiều chi khác nhau như Escherichia, Flavobacterium, Alcaligenes, Aerobacter, Pseudomonas v.v. và có thể hoạt động trong phạm vi pH lớn.

Ở giai đoạn cuối được gọi là giai đoạn khí hóa, khí metan và carbon dioxide được tạo ra. Các vi khuẩn tham gia vào quá trình này cũng là kỵ khí và thuộc về các chi Methanococcus, Methanobacterium và Methanosarcina.

Bổ sung bùn vi sinh kỵ khí vào giai đoạn nào?

Cả 3 giai đoạn có thể diễn ra trong cùng một bể xử lý kỵ khí. Vì vậy, cần phải cẩn thận để không thêm quá nhiều bùn mới hay loại bỏ quá nhiều bùn tốt. Nếu quá tải lượng bùn có thể tạo ra  axit trong bể kỵ khí và ức chế giai đoạn khí hóa. Bất kể giai đoạn nào, tần suất bơm bùn vào bể phân hủy cần phải được chuẩn hóa. Điều này giúp duy trì sự đồng đều trong tốc độ xử lý của vi khuẩn. Hơn nữa, việc dùng máy khuấy trộn hoặc bơm tuần hoàn là cần thiết để ngăn chặn sự phân tầng bùn làm ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động.

Bổ sung thêm vi sinh kỵ khí là sự lựa chọn nếu nguồn bùn hạt không có sẵn. Vi sinh kỵ khí dạng bột ADT sẽ được kích hoạt trước trong môi trường dinh dưỡng C:N:P 250:5:1. Sau đó được bơm bổ sung vào đầu nguồn.

Duy trì lượng vi sinh bổ sung 2-5 gram/m3/tuần để ổn định lượng vi khuẩn trong bể kỵ khí. 

Xem thêm: Sử dụng bùn vi sịnh đúng cách

 

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.