xu-ly-nuoc-thai-sinh-hoat

Bổ sung vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải bị nổi bọt

Bổ sung vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải bị nổi bọt

Tuần qua Flash CT có nhận được cuộc gọi hỗ trợ nuôi cấy bổ sung vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải của một khách hàng thân thiết ở Sài gòn. Đây là một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của 1 tòa nhà văn phòng tại quận Phú Nhuận Tp.HCM. Cũng như các công trình khác, công nghệ tại đây áp dụng bể Anoxic – Aerotank để xử lý nước thải.

Khi Flash đến khảo sát thì hệ thống đang trào bọt rất nhiều tại bể Aerotank. Bọt có màu trắng, khó tan khiến bọt trào ngày càng nhiều.

Bên vận hành mới đổ khoảng 100kg bùn hoạt tính nhưng mới 2 ngày thì bùn trôi hết. Nước thải có màu vàng đục và mùi hôi bốc ra nhiều. Tại bể lắng bùn nổi nhiều thành các mảng lớn trên bề mặt.

xu-ly-nuoc-thai-1

Cách thức bổ sung vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải

Với những gì đang diễn ra Flash tư vấn cách bổ sung vi sinh cho hệ thống như sau:

  1. Giảm lưu lượng nước vào hệ thống tối đa có thể, ít nhất 20% lưu lượng.
  2. Bổ sung thêm 1kg đường cát vàng vào bể hiếu khí (do chưa kịp mua mật rỉ).
  3. Bổ sung thêm 0.4kg Vi sinh Waste Water Treatment (WWT) của hãng Organica – Anh.
  4. Theo dõi bể Aerotank xem còn nổi bọt nữa không. Nếu hệ thống giảm bọt thì từ từ tăng thêm lượng nước thải vào hệ thống.

xu-ly-nuoc-thai-2

Ngày thứ Nhất bổ sung vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải

Sau 1 ngày đầu bổ sung vi sinh WWT nước thải đã xuất hiện bùn li ti trong mẫu nước thải lấy ra từ bể Aerotank. Bọt cũng giảm nhiều, chỉ xuất hiện lớp bọt trên bề mặt nhưng tan nhanh.

Ngày thứ 2 bổ sung vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải

Bổ sung thêm 0.2kg vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải và 0.5kg đường vào bể hiếu khí. Kết quả kiểm tra sau 2 ngày như sau:

  1. Lấy mẫu nước thải tại bể Aerotank thì có bùn nhiều hơn. Bông bùn to bằng 1/3 đầu đũa và lắng nhanh hơn. Bùn có màu nâu đỏ.
  2. Kiểm tra SV 30 thì thấy có một lớp bùn dày khoảng 3-5mm dưới đáy chai.
  3. Nước trong hơn so với trước khi nuôi cấy vi sinh.
  4. Mùi hôi cảm nhận có giảm và bọt không trào nhiều ra khỏi hệ thống như trước.

xu-ly-nuoc-thai-3Ngày thứ 3

bổ sung thêm 0.2kg vi sinh WWT và 0.5kg đường vào bể hiếu khí. Mọi thứ vẫn diễn ra bình thường bông bùn cũng đã to hơn và có màu nâu đỏ.

Tuy nhiên, hệ thống cần phải nghiệm thu sớm nên chiều hôm thứ 3 hệ thống đã phải chạy đủ tải.

Sau một đêm cho lưu lượng nước chạy đủ tải, hệ thống có hiện tượng nổi bọt nhiều hơn. Bọt khó tan phải dùng vòi xịt nước mới tan được. Bùn cũng giảm không như hôm trước, nước chuyển qua màu vàng đục hơn.

Bên vận hành gọi nói vi sinh WWT không ổn. Vi sinh nổi bọt và không còn thấy bùn nữa. Họ nghi ngờ vi sinh không tốt nên đã mua bổ sung thêm 50kg bùn vi sinh vào hệ thống.

Sau khi đổ được 1 giờ, bọt không nổi lên nữa và họ nói vi sinh bên Flash có vấn đề cần kiểm tra lại.

Tuy nhiên đến chiều hệ thống lại bị nổi bọt nhiều, bùn sáng đổ vào giờ đã giảm và trôi qua bể lắng khá nhiều. Flash qua kiểm tra lại thì thấy bọt nổi như bọt từ chất hoạt động bề mặt, chất tẩy rửa.

Kiểm tra một vòng hoạt động của tòa nhà Flash nhận thấy một điều như sau:

  1. Các lao công thường vệ sinh các tầng và toilet vào các buổi sáng. Đó là quy trình và lượng hóa chất tẩy rửa dùng khá nhiều.
  2. Hệ thống các vòi rửa trong toilet là loại vòi tiết kiệm nước, sử dụng cảm ứng nên lượng nước thải ra rất ít.
  3. Xà bông rửa tay là dạng lỏng nên người sử dụng thường dùng nhiều hơn các loại xà bông cục. Nên khi rửa tay thải ra nhiều chất tẩy và khử trùng hơn.
  4. Đối với hệ thống này, do không có diện tích nên hệ thống nhỏ, không đủ thời gian lưu bùn, khiến bùn luôn bị trôi qua bể lắng.

xu-ly-nuoc-thai-4

Giải pháp thứ 2 mà Flash đưa ra cho vấn đề này như sau:

  1. Việc xử lý bọt, chất bề mặt là việc làm tiên quyết nên kiểm tra lại nguồn hóa chất tẩy rửa hằng ngày sử dụng. Để có đề xuất lượng hóa chất cho hợp lý. Đây là vấn đề gây nên vi sinh yếu không thể phát triển được trong hệ thống.
  2. Đối với việc bùn nổi và trôi nhiều qua bể lắng thì phải bổ sung thêm giá thể để vi sinh có thể bám lại trong bể Aerotank. Bơm bùn tuần hoàn đều đặn 30 phút bơm 10 phút để tuần hoàn lại lượng bùn đã trôi qua bể lắng.
  3. Đặt một bồn chứa để pha mật rỉ bổ sung đều đặn dinh dưỡng cho bể sinh học.
  4. Duy trì bổ sung vi sinh WWT định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để duy trì mật độ vi sinh trong hệ thống.

Xem thêm: Vi sinh hiếu khí IMWT 

Có phải bạn đang gặp vấn đề về hệ thống, trao đổi thêm với Flash nhé!

zalo Flash CT

Zalo: 0909.132.156
Email: trongkhiem@flashct.vn

Bài viết mới nhất

Proventus Bioscience

  • Là công ty có nhà máy sản xuất vi sinh tại St.Laurent, Quebec, Canada. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, đội ngũ của Proventus Bioscience đã và đang cung cấp các sản phẩm vi sinh hiệu quả cao và an toàn, ứng dụng trong ngành thủy sản, xử lý nước thải và nông nghiệp.
  • Các sản phẩm của Proventus được cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng, tính ứng dụng và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường sống.